Thuế nông nghiệp ở nước ta được ban hành ngày 11/5/1951 theo sắc lệnh số 031/SL của chủ tịch nước và được áp dụng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam, sắc lệnh thuế nông nghiệp đã được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và cải tạo nền kinh tế nước nhà. Theo sắc lệnh này, thuế nông nghiệp được coi là thuế hoa lợi trên đất.
Xem thêm: http://ketoanthue24h.com/ke-khai-nop-thue-va-mien-thue-su-dung-dat-nong-nghiep/
Hồ sơ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng trồng hoặc quyết định giao đất nông nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng trồng, giấy tờ mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng trồng;
+ Giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đối tượng chính sách xã hội (thương binh, gia đình liệt sỹ....) ;
+ Quyết định hoặc thông báo miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản photocopy)
+ Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (theo mẫu quy định);
Xem thêm: dịch vụ làm báo cáo tài chính
Chế độ miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước quy định tại các văn bản: Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội, Nghị định số 20/2011 của Chính phủ và Thông tư số 120/2011 của Bộ Tài chính. Có các nội dung như sau:
A- Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp:
1. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối.
2. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo.
3. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng:
a) Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân nông dân bao gồm: những người có hộ khẩu thường trú tại địa phương; những người có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là cư trú lâu dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú; những hộ gia đình, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay không có việc làm; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương; con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
b) Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.